Theo Gizmochina, đây là một động thái đáng chú ý bởi từ năm 2011, hai công ty này đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán để có thể cấp phép qua lại bằng sáng chế nhưng chưa có tiến triển. Trong 8 năm qua, cả Samsung và Huawei đã tham gia vào hơn 40 vụ kiện lẫn nhau tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
Tháng 1/2018, Tòa án Nhân dân Thâm Quyến đã đưa ra phán quyết có lợi cho Huawei. Theo đó, Tòa án tại đây cho rằng điện thoại di động 4G của Samsung được sản xuất và bán ra tại Trung Quốc đã vi phạm 2 bằng sáng chế của Huawei. Không lâu sau, Samsung đã kháng cáo lên Tòa án Quảng Đông.
Sau nhiều phiên tòa, cả hai bên đã đạt được thỏa thuận hòa giải. Tuy nhiên, các điều khoản cụ thể không được tiết lộ.
Được phát triển bởi Mega Crit Games, Slay Spire là một tựa game RPG, nơi bạn sẽ thu thập các thẻ bài thông qua từng thử thách, sau đó kết hợp chúng lại theo ý thích. Và đương nhiên, mục đích tối thượng vẫn sẽ là vượt qua các khó khăn ngặt nghèo được đặt ra. Ngay từ thời điểm ban đầu, bạn sẽ được giới thiệu một bản đồ, nơi có các căn phòng liên kết với nhau. Việc của bạn cũng khá đơn giản, đó là chọn nơi bắt đầu, trước khi đi theo một con đường sang các phòng kế tiếp.
Thông thường, mỗi người chơi Slay Spire sẽ bắt đầu với 5 lá bài trên tay, và một lượng Action Point giới hạn. Đặc biệt chú ý tới Action Point nhé, vì bất kỳ hành động nào của bạn cũng sẽ đều tiêu hao nó đấy. Ví dụ, nếu muốn tấn công một đối thủ, hãy bỏ ra một điểm Action Point, rồi sau đó kích hoạt thẻ Slash để gây ra 6 điểm thiệt hại.
Ngược lại, lựa chọn chiến thuật hòa bình, tự bảo vệ bản thân cũng không phải là một phương án tồi. Lại bỏ ra một Action Point để sử dụng thẻ Block nhằm ngăn chặn đợt tấn công kế tiếp của đối thủ thôi. Tất nhiên, cơ chế chiến đấu của Slay Spire không hề đơn giản như vậy, nhưng với những ví dụ trên thôi cũng đủ làm bạn hiểu được tầm quan trọng của Action Point rồi đấy. Đừng bao giờ lãng phí chúng nhé.
Trải qua mỗi căn phòng, bạn sẽ khám phá thêm được những thứ thú vị khác nữa. Đó có thể là một kho báu, một NPC thương gia, hay nhiều thứ khác nữa phục vụ cho cuộc phiêu lưu dài hơi. Tuy nhiên, chắc hẳn thứ mà các game thủ kỳ vọng nhất vẫn luôn là những thẻ bài mới mẻ và mạnh mẽ hơn. Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho cuộc chiến với boss cuối nhé. Thêm một điều nữa, đây là tựa game về thẻ bài và chiến thuật, thế nên, đôi khi bạn phải tinh tế và biết kết hợp các lá bài trong từng thời điểm nữa.
Lấy một ví dụ đơn giản, tuy rằng muốn tấn công, nhưng bạn lại đang không sở hữu các lá bài phù hợp, hãy tạm dừng ý định ấy đi nhé. Thay vào đó, bạn có thể chọn phương án Block để phòng ngự, hoặc làm yếu tấn công hoặc phòng thủ của kẻ địch bằng các hiệu ứng khác. Đồng thời, nên nhớ rằng lượng hồi phục của bạn sau mỗi trận chiến là khá hạn chế, vì vậy, đừng cố gắng tham chiến nhanh nhất có thể. Điều này sẽ chỉ dẫn tới sự tàn tật của bạn khi phải đối mặt với boss cuối mà thôi.
Nhìn chung, càng chơi Slay Spire, bạn sẽ nhận ra sự phức tạp và độ khó của nó, nhất là khi sở hữu các lá bài cần kết hợp tốt. Nó có phần giống với Heartthstone hay thậm chí là Magic: The Gathering. Luôn luôn có nhiều phương án cho người chơi lựa chọn, và bên cạnh những yếu tố cần như sở hữu một bộ bài khỏe, những lá bài phù hợp thì chiến thuật, sự bình tĩnh và trên hết là kinh nghiệm sẽ là những điều không thể thiếu nếu bạn muốn chinh phục một trò chơi hấp dẫn như Slay Spire đấy.
Theo GameK
" alt=""/>Nếu là fan của tựa game thẻ bài, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cái tên Slay Spire